Về Động đất - 3. Sự chuẩn bị ngày thường | Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài | Website về thông tin du học JPSS

Về Động đất - 3. Sự chuẩn bị ngày thường | Quản lý rủi ro dành cho người nước...

FacebookInstagram
Với chức năng "Chiêu mộ", bạn sẽ có cơ hội lấy học bổng khi đậu đại học.

> > > > Sự chuẩn bị ngày thường

Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài

Đăng ký miễn phí

Đăng ký miễn phí để lựa chọn con đường du học tốt nhất đối với bạn.

【Lý do mà JPSS được lựa chọn】
  1. Xuất học bổng dành riêng cho những bạn đăng ký thành viên JPSS.
  2. Chiêu mộ trực tiếp từ trường đại học
  3. Thông tin du học Nhật Bản chính xác và tin cậy.

Vào đây xem thông tin cụ thể

Nếu bạn đã là thành viên thì hãy đăng nhập từ đây

Sự chuẩn bị ngày thường

Trận đại động đất Hanshin-Awaji năm 1995 mà đã làm hơn 6.400 người bị chết, hơn 43.000 người bị thương, xảy ra vào thời điểm 5h46' sáng. 80% người chết trong trận động đất này là do bị các tòa nhà đổ đè chết, đặc biệt rất nhiều người đã bị đè chết khi đang ngủ ở tầng 1.

Thời điểm xảy ra động đất, trước hết bạn phải bảo vệ bản thân mình. Nhưng khi đang ngủ mà xảy ra động đất lớn thì ban đầu con người không thể làm gì cả. Tuy nhiên bạn hãy dùng gối hoặc chăn, cố bảo vệ đầu không cho các đồ nội thất hay các thứ đổ, rơi vào. Do đó sự "chuẩn bị sẵn sàng" thường ngày là rất cần thiết.

Về sự chuẩn bị hàng ngày để đối phó với động đất, chúng tôi chia thành 2 vấn đề sau.

(1)Để bảo vệ bản thân mình

(=Thời điểm xảy ra động đất, để bảo vệ bản thân mình thì chuẩn bị gì là cần thiết ?)

(2)Để kéo dài sự sống sau động đất

(=Sau khi rung lắc mạnh đã lắng xuống, khi đi lánh nạn thì chuẩn bị gì là cần thiết ?)

Trường hợp bạn đang ở trong nhà, hãy bảo vệ cơ thể khỏi đồ đạc bị lăn, đổ, vật từ trên giá rơi xuống, hoặc mảnh vụn của bát đĩa hay kính bay văng vào người. Nếu có thể bạn hãy hạn chế hết mức việc đặt đồ nội thất hoặc thiết bị điện trong phòng ngủ.

Vậy thì, cụ thể nên chuẩn bị như thế nào?

  • 1. Để đồ nội thất như tủ quần áo, kệ sách, kệ đựng bát đĩa hay thiết bị điện không bị đổ, bạn hãy cố định chúng vào tường, sàn nhà và cột.
    ⇒Trên internet nếu bạn tìm bằng cụm từ "chống lăn đổ" thì bạn sẽ thấy được rất nhiều sản phẩm chống lăn đổ đa dạng.
  • 2. Với cánh cửa của tủ bát đĩa hay tủ sách, bạn hãy luôn cài sẵn khóa để cánh cửa không tự bật ra được.
  • 3. Không đặt các thứ lên trên giá hoặc tủ. Đặc biệt không đặt vật dễ vỡ hoặc vật nặng.
  • 4. Khi xếp đồ lên giá thì bạn hãy xếp vật nặng ở dưới, vật nhẹ ở trên.
  • 5. Hãy dán phim chống văng mảnh cho kính cửa sổ.
  • 6. Luôn chuẩn bị sẵn dép, sandal, giày trong phòng.
    ⇒Việc này sẽ tránh cho chân bạn không bị thương bởi chén bát rơi vỡ hay những mảnh vụn kính. Nếu chân bạn bị thương thì việc chạy lánh nạn sau đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
  • 7. Để sẵn đèn pin (đèn cầm tay) ở vị trí mà bạn có thể lấy được ngay.
    ⇒Khi xảy ra động đất mạnh thì thông thường sẽ bị mất điện. Trường hợp trời đã tối, bạn sẽ không thể nhìn thấy gì. Vì vậy bạn nên để sẵn "đèn pin và sandal" ở cạnh giường .
  • 8. Kiểm tra trước mức độ an toàn của phòng và của ngôi nhà mình đang ở.
    ⇒Có thể nhanh chóng ra ngoài bằng cửa ra vào không. (Xung quanh lối đi vào có vật cản trở nào không)
    ⇒Có lối thoát nào ngoài cửa ra vào không? (ban công, cửa sổ v.v...)
    ⇒Có thể sử dụng tốt cầu thang khẩn cấp ngoài thang máy không?
    ⇒Có trang bị bình chữa cháy không v.v...

★Chú ý! Những căn hộ bằng gỗ được xây dựng trước năm 1980 đã được xây dựng theo tiêu chuẩn chống động đất cũ. Dù cho được xây dựng theo tiêu chuẩn chống động đất hiện nay thì cũng không thể nói những căn nhà đó là 100% an toàn. Vì vậy bạn hãy lưu ý đến vấn đề phòng chống động đất trong khi chọn nhà để ở.

PageTop

Sau khi rung lắc mạnh đã lắng xuống, trường hợp bạn rơi vào tình huống nguy hiểm như nhà cháy hay bị đổ thì bạn phải nhanh chóng lánh nạn. Vậy khi lánh nạn thì bạn sẽ mang gì theo? Bạn mang tiền theo ? hay mang hộ chiếu theo?

Trước hết bạn hãy nghĩ để "kéo dài sự sống ở bên ngoài" thì cái gì là cần thiết.
Trên trang Web của viện bảo tàng phòng cháy và phòng chống thiên tai, người ta đã điều tra, hỏi người có kinh nghiệm về thảm họa động đất lớn rằng "Cái gì là cần thiết đối với bạn khi gặp thiên tai ?" Mọi người đều trả lời là nên chuẩn bị sẵn là "đèn pin", "nước", "đồ hộp và mỳ hộp". Có nghĩa là sự đảm bảo an toàn của bản thân và sự bảo đảm lương thực là điều rất quan trọng.

Khi lánh nạn, bạn nên chuẩn bị sao cho để trong vòng 3 ngày sau động đất bạn vẫn có thể tự mình kéo dài sự sống. Dẫu vậy nếu hành lý quá nặng thì bạn không thể làm mọi việc nhanh chóng được. Bạn hãy sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ưu tiên, tùy vào hoàn cảnh của mình mà chuẩn bị sẵn "hành lý dùng trong trường hợp khẩn cấp" theo cách riêng của mình.

Dưới đây chúng tôi thử liệt kê những hành lý dùng trong trường hợp khẩn cấp theo tuần tự thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp.
※Thứ tự ưu tiên ở đây là theo quan điểm riêng của tác giả này, không phải là đúng tuyệt đối.

Thứ tự ưu tiên : cao
  • 1-1. Đèn pin
  • 1-2. Nước
  • 1-3. Đồ hộp và mỳ hộp (đồ hộp có thể mở được mà không cần dụng cụ mở)
  • 1-4. Radio cầm tay
Thứ tự ưu tiên : trung bình
  • 2-1. Pin khô
  • 2-2. Khăn mặt
  • 2-3. Đồ đi mưa (Bạn nên mang theo áo mưa hơn là dùng ô)
  • 2-4. Quần áo (đồ lót và áo len)
  • 2-5. Dao
  • 2-6. Bật lửa
  • 2-7. Thuốc
  • 2-8. Khăn giấy, giấy vệ sinh
  • 2-9. Thùng nhựa (Sử dụng để vận chuyển nước)
  • 2-10. Điện thoại di động
  • 2-11. Hộ chiếu, thẻ cư trú
Vật mà nếu có thì sẽ tiện lợi, hoặc nếu được thì cũng nên mang theo
  • 3-1. Tiền bạc
  • 3-2. Toa lét di động, toa lét giản gọn
  • 3-3. Băng vệ sinh
  • 3-4. Túi ni lông
  • 3-5. Băng keo vải
  • 3-6. Dụng cụ viết

Những thứ này không thể chuẩn bị ngay trước khi lánh nạn được nên ngay từ bây giờ bạn hãy sắp xếp các thứ vào túi, và luôn để sẵn chúng ở gần cửa ra vào.

PageTop

<< Back  |  Index Page  |  Next >>

Hướng dẫn tìm học bổng

Tìm kiếm nơi du học

Chọn loại trường

Đại học
Cao học
Trường chuyên môn
Đại học ngắn hạn
Tất cả các trường
自分の適性を調べて、今後の進路を考えてみよう。軽いゲーム感覚で40の質問に答えてね。