Về Chăm sóc Y tế - 15. "Cấp cứu (ban đêm, ngày nghỉ)" | Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài | Website về thông tin du học JPSS

Về Chăm sóc Y tế - 15. "Cấp cứu (ban đêm, ngày nghỉ)" | Quản lý rủi...

FacebookInstagram
Với chức năng "Chiêu mộ", bạn sẽ có cơ hội lấy học bổng khi đậu đại học.

> > > > "Cấp cứu (ban đêm, ngày nghỉ)"

Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài

Đăng ký miễn phí

Đăng ký miễn phí để lựa chọn con đường du học tốt nhất đối với bạn.

【Lý do mà JPSS được lựa chọn】
  1. Xuất học bổng dành riêng cho những bạn đăng ký thành viên JPSS.
  2. Chiêu mộ trực tiếp từ trường đại học
  3. Thông tin du học Nhật Bản chính xác và tin cậy.

Vào đây xem thông tin cụ thể

Nếu bạn đã là thành viên thì hãy đăng nhập từ đây

"Cấp cứu (ban đêm, ngày nghỉ)"

Nếu bạn bị bệnh hay gặp tai nạn ở nước ngoài thì bạn sẽ cảm thấy rất lo lắng. Có nhiều vấn đề như nên đi đến bệnh viện bằng phương tiện nào, có thể giao tiếp ở bệnh viện không, viện phí tốn khoảng bao nhiêu, có ai chăm sóc cho mình không v.v... Hơn nữa, bệnh tật hay tai nạn thường bất ngờ xảy ra. Nếu bạn chịu được cơn đau thì có thể sẽ kiểm tra nên đi bệnh viện nào rồi mới đi khám vào ngày hôm sau. Tuy nhiên cũng có lúc không chịu nổi và bạn cần phải đến bệnh viện ngay. Chỉ đi vào viện thôi bạn đã thấy bất an rồi, nên nếu bị bệnh đột ngột thì có lẽ bạn sẽ không biết phải làm gì, càng thấy hoảng loạn hơn.

Chúng tôi sẽ giải thích nên làm gì khi bị bệnh đột ngột, khi gặp tai nạn, cách gọi xe cấp cứu, việc khám bệnh vào ban đêm hoặc ngày nghỉ.

Nếu tình trạng khẩn cấp liên quan đến sinh mệnh thì bạn hãy ngay gọi xe cấp cứu. Dưới đây là cách thức gọi xe cấp cứu.

  • 1. Gọi điện thoại đến số 119.
  • 2. Bạn sẽ bị hỏi là "Hỏa hoạn hay là Cấp cứu ạ?", nên hãy trả lời là "Tôi cần cấp cứu".
  • 3. Hãy truyền đạt chính xác tình trạng (Bị khi nào, ai bị gì, bị ở đâu, nguyên nhân, tình trạng hiện tại như thế nào ?)
  • 4. Hãy nói địa chỉ của mình (địa chỉ nhà hay tòa nhà dễ tìm ở gần), tên, số điện thoại cho họ biết.
  • 5. Hãy hỏi họ xem mình nên làm gì trong lúc chờ xe đến.
  • 6. Hãy chờ theo như chỉ dẫn.
  • 7. Khi xe cấp cứu đến hãy nói rõ tình trạng cho họ biết. Nếu có thể thì trong số những người đang có mặt ở đó, ai nắm được tình trạng bệnh thì sẽ đi theo lên xe. Lúc đó bạn nên mang theo thẻ bảo hiểm hoặc tiền.

Thế nhưng gần đây do có những người mặc dù bệnh không nặng nhưng vẫn gọi xe cấp cứu nên khi người bị bệnh nặng liên quan đến tính mạng thật sự gọi xe cấp cứu thì không thể đáp ứng được ngay, mà phải chờ xe cấp cứu rất lâu. Cục PCCC Tokyo nhắc nhở như sau. "Xe cấp cứu là xe dùng cho người bệnh do bị thương hay do mắc bệnh cấp tính, phải được chở đến bệnh viện khẩn cấp. Nếu không khẩn cấp mà gọi xe cấp cứu thì khi có tai nạn cần xe cấp cứu thực sự, sẽ phải điều xe cấp cứu ở xa đến, dẫn đến trường hợp người đáng lẽ có thể cứu được lại không thể cứu được do xe cấp cứu đến trễ. Trường hợp không khẩn cấp, tự mình có thể đi đến bệnh viện thì hãy sử dụng các phương tiện giao thông khác ngoài xe cấp cứu."

Triệu chứng bệnh ở mức độ nào thì chúng ta nên gọi xe cấp cứu. Ở cục PCCC Tokyo đang thiết lập "trung tâm tư vấn cấp cứu " cho những trường hợp còn lúng túng, chưa hiểu rõ.

Trung tâm tư vấn cấp cứu: Số điện thoại #7119 (trực 24 giờ, trực cả năm không có ngày nghỉ )

Bạn sẽ được chỉ dẫn mọi vấn đề như triệu chứng này thì có nên gọi xe cấp cứu không, không gọi xe cấp cứu thì có ổn không, làm gì để sơ cứu tạm thời, bệnh viện có thể tới khám là bệnh viện nào, v.v...
nếu không biết làm thế nào thì hãy gọi điện hỏi.

Ngoài ra, các sở PCCC của Tokyo cũng đang hướng dẫn bệnh viện cấp cứu cho mọi người qua điện thoại.

Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây bạn không phải suy nghĩ mà hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Dù bạn gọi xe cấp cứu thì cũng không phải trả tiền.

  • 1. Không thấy thở, không thấy mạch đập, không có ý thức.
  • 2. Chảy nhiều máu.
  • 3. Đã co giật trên 10 phút mà không dừng.
  • 4. Các trường hợp bệnh nặng, không thể cử động được v.v…

PageTop

Thông thường các cơ sở y tế sẽ nghỉ vào chủ nhật, ngày lễ, kỳ nghỉ đón năm mới. Ngoài ra cũng có những cơ sở sẽ nghỉ hè vào kỳ Obon (giữa tháng 8), cũng có nơi nghỉ khám chiều thứ 7. Ngoài ra, cũng có rất nhiều cơ sở có thời gian khám chỉ từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Vì vậy ở các bệnh viện lớn, trường hợp có bệnh nhân cấp cứu vào ngày nghỉ hay ban đêm thì họ sẽ tiến hành khám bệnh ngoài giờ, gọi là "cấp cứu ngoài giờ". Điều đó không có nghĩa là tất cả các bệnh viện đều có "cấp cứu ngoài giờ". Cục PCCC Tokyo có hướng dẫn bệnh viện cấp cứu trên trang web dưới đây.

Ngoài ra, ở Tokyo có "dịch vụ hướng dẫn cơ sở y tế Himawari", đang cung cấp dịch vụ tư vấn bằng điện thoại.
Điện thoại: 03-5272-0303(trực 24 giờ)

Lúc khẩn cấp bạn không còn thời gian để tìm hiểu thông tin nữa nên ngay từ bây giờ hãy kiểm tra, ghi lại địa chỉ liên lạc của cơ sở y tế có dịch vụ cấp cứu ngoài giờ ở khu vực bạn đang sống. Ngoài ra bạn hãy luôn mang theo thẻ bảo hiểm y tế bên cạnh.

Cấp cứu ngoài giờ là dịch vụ khám bệnh trong trường hợp khẩn cấp, chứ không có nghĩa là "bệnh viện mở cửa suốt 24 giờ". Trong thời gian cấp cứu ngoài giờ, hầu như không có bác sỹ chuyên môn trực, số lượng bác sỹ trực cũng ít nên cũng có trường hợp không được điều trị đầy đủ. Trường hợp bạn muốn được cấp cứu thì hãy gọi điện thoại trước, truyền đạt tình trạng hiện tại và xác nhận xem có cần khám ngay hay không.

Khi cấp cứu ngoài giờ, bác sỹ trực sẽ sơ cứu hoặc tiến hành một số kiểm tra đơn giản cho bạn, và hôm sau bạn sẽ được bác sỹ chuyên môn khám lại.

Khi bạn gọi điện đến bệnh viện để đăng ký cấp cứu ngoài giờ, đôi khi bạn sẽ bị bệnh viện từ chối vì lý do không có bác sỹ chuyên môn. Vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn địa chỉ liên hệ của một số bệnh viện.

PageTop

<< Back  |  Index Page  |  Next >>

Hướng dẫn tìm học bổng

Tìm kiếm nơi du học

Chọn loại trường

Đại học
Cao học
Trường chuyên môn
Đại học ngắn hạn
Tất cả các trường
自分の適性を調べて、今後の進路を考えてみよう。軽いゲーム感覚で40の質問に答えてね。