Về Chăm sóc Y tế - 14. "Nếu bạn mắc bệnh" | Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài | Website về thông tin du học JPSS

Về Chăm sóc Y tế - 14. "Nếu bạn mắc bệnh" | Quản lý rủi ro dành cho...

FacebookInstagram
Với chức năng "Chiêu mộ", bạn sẽ có cơ hội lấy học bổng khi đậu đại học.

> > > > "Nếu bạn mắc bệnh"

Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài

Đăng ký miễn phí

Đăng ký miễn phí để lựa chọn con đường du học tốt nhất đối với bạn.

【Lý do mà JPSS được lựa chọn】
  1. Xuất học bổng dành riêng cho những bạn đăng ký thành viên JPSS.
  2. Chiêu mộ trực tiếp từ trường đại học
  3. Thông tin du học Nhật Bản chính xác và tin cậy.

Vào đây xem thông tin cụ thể

Nếu bạn đã là thành viên thì hãy đăng nhập từ đây

"Nếu bạn mắc bệnh"

Nhật Bản có 4 mùa và cứ 3 tháng khí hậu lại thay đổi, nếu bạn không quen với thay đổi nóng lạnh thì bạn sẽ dễ bị bệnh. Nếu bạn coi nhẹ, cho rằng bị cảm mức này thì vẫn ổn thì không những bệnh của bạn sẽ càng nặng hơn mà bạn còn lây bệnh cho những người xung quanh. Nếu bạn thấy thể trạng không tốt thì hãy liên hệ ngay với bác sỹ để được khám bệnh.

Khoa nội: Cảm thông thường, nội tạng, cúm v.v...
Khoa ngoại: Bị thương hay bị bệnh cần phải phẫu thuật
Khoa ngoại chỉnh hình: Xương, khớp, cơ, đau lưng, đau vai v.v...
Khoa da liễu: Những bệnh liên quan đến da như bệnh ghẻ lở, bệnh phát ban, bỏng
Khoa nhi: Khám bệnh cho những đối tượng từ trẻ sơ sinh đến học sinh cấp 2
Khoa sản: Những bệnh đặc biệt của phụ nữ, mang thai, sinh đẻ
Khoa tai mũi họng: Những bệnh về tai, mũi, họng
Khoa mắt: Bệnh về mắt
Khoa thần kinh: Những bệnh về tâm lý như bệnh trầm cảm, chứng chán ăn, chứng ăn vô độ, rối loạn hoảng sợ
Khoa phẫu thuật tạo hình: bỏng, vết đốm, nốt ruồi, phẫu thuật thẩm mỹ v.v...

Bạn hãy kiểm tra trước nơi mình sống có những cơ sở y tế nào, cơ sở y tế đó có những khoa nào. Trường hợp bạn không biết nên khám ở đâu thì hãy xem qua triệu chứng của mình thuộc khoa nào trên đây, và hãy gọi điện trao đổi với cơ sở y tế gần nơi ở mà có khoa mình cần tìm.

Các bệnh viện đa khoa lớn hay các bệnh viện trực thuộc trường đại học đều có nhiều khoa khám bệnh nhưng bạn sẽ mất rất nhiều thời gian chờ đợi. Hơn nữa, nếu bạn không có giấy giới thiệu của bác sỹ ở phòng khám khu vực mình ở thì phí khám bệnh sẽ rất cao. Trước hết bạn hãy khám ở phòng khám khu vực. Nếu ở đó bạn không được khám và chữa trị đầy đủ do không có đủ thiết bị v.v... thì bạn nên xin giấy giới thiệu của bác sỹ rồi đến khám ở các bệnh viện đa khoa lớn.

※Cơ sở y tế có từ 20 giường bệnh trở lên thì được gọi là "bệnh viện", cơ sở y tế có từ 19 phòng bệnh trở xuống thì gọi là "phòng khám" (bao gồm "phòng khám tư", "y viện")

PageTop

Nếu bác sỹ nói bạn cần phải nhập viện thì hãy làm các thủ tục nhập viện theo chỉ dẫn của bệnh viện. Thông thường để làm thủ tục nhập viện bạn cần các giấy tờ sau.

  • - Giấy xin nhập viện, giấy đồng ý
  • - Thẻ khám bệnh
  • - Thẻ bảo hiểm sức khỏe
  • - Con dấu

Khi nhập viện bạn cần có người bảo lãnh và tiền bảo đảm. Bạn có thể nhờ người thân, thầy giáo ở trường hoặc người ở công ty làm người bảo lãnh, tuy nhiên nếu bạn không có ai để nhờ giúp thì hãy trao đổi với bệnh viện. Cũng có thể nếu bạn đóng tiền bảo đảm nhiều lên, bạn sẽ không cần người bảo lãnh nữa.

Tiền bảo đảm bình thường khoảng 5 - 10 vạn Yên. Khi bạn xuất viện, chi phí nằm viện sẽ được thanh toán bằng khoản tiền này. Vì vậy, bạn hãy cất giữ giấy chứng nhận đã đóng tiền hoặc biên lai nộp tiền bảo lãnh cẩn thận.

Ngoài ra, bạn cần tự mình chuẩn bị những vật dụng cần dùng trong viện dưới đây.

  • - Quần áo lót, quần áo để thay
  • - Quần áo ngủ
  • - Khăn mặt
  • - Dụng cụ vệ sinh (bàn chải đánh răng, xà phòng, lược chải đầu, máy cạo râu v.v... )
  • - Dép, xăng đan
  • - Khăn giấy
  • - Đũa, thìa, cốc
  • - Băng vệ sinh (trường hợp là nữ)

Ngoài ra, bạn không nên sử dụng điện thoại di động trong bệnh viện để tránh ảnh hưởng đến các thiết bị y tế.Bạn hãy sử dụng điện thoại công cộng, hoặc trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng điện thoại di động thì bạn hãy đứng ở những vị trí cho phép sử dụng điện thoại di động như là sảnh ra vào.

Về phí giường dịch vụ

Thông thường phòng bệnh viện là phòng lớn, dành cho 6 người , tuy nhiên nếu bạn muốn ở phòng ít người hay phòng 1 người thì sẽ áp dụng mức phí khác. Đây gọi là phí giường dịch vụ. Do phí giường dịch vụ không phải là đối tượng được bảo hiểm nên bạn sẽ phải tự trả toàn bộ. Ngoài ra, tùy vào bệnh viện mà phí giường dịch vụ cũng khác nhau.

Ngoài trường hợp bạn chọn giường dịch vụ theo nguyện vọng của bản thân, cũng có trường hợp là tại thời điểm bạn nhập viện thì chỉ còn giường trống là giường dịch vụ. Theo quy định, bệnh viện không được thu tiền phí giường dịch vụ khi không có sự đồng ý của bệnh nhân, tuy nhiên khi làm thủ tục nhập viện, lúc ký vào giấy xin nhập viện và giấy đồng ý bạn hãy chú ý xác nhận xem có phải trả giường dịch vụ không, nếu đồng ý thì mới ký vào.

PageTop

<< Back  |  Index Page  |  Next >>

Hướng dẫn tìm học bổng

Tìm kiếm nơi du học

Chọn loại trường

Đại học
Cao học
Trường chuyên môn
Đại học ngắn hạn
Tất cả các trường
自分の適性を調べて、今後の進路を考えてみよう。軽いゲーム感覚で40の質問に答えてね。