Về Động đất - 5. "Nên đến đâu để lánh nạn ?" | Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài | Website về thông tin du học JPSS

Về Động đất - 5. "Nên đến đâu để lánh nạn ?" | Quản lý rủi ro dành ...

FacebookInstagram
Với chức năng "Chiêu mộ", bạn sẽ có cơ hội lấy học bổng khi đậu đại học.

> > > > "Nên đến đâu để lánh nạn ?"

Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài

Đăng ký miễn phí

Đăng ký miễn phí để lựa chọn con đường du học tốt nhất đối với bạn.

【Lý do mà JPSS được lựa chọn】
  1. Xuất học bổng dành riêng cho những bạn đăng ký thành viên JPSS.
  2. Chiêu mộ trực tiếp từ trường đại học
  3. Thông tin du học Nhật Bản chính xác và tin cậy.

Vào đây xem thông tin cụ thể

Nếu bạn đã là thành viên thì hãy đăng nhập từ đây

"Nên đến đâu để lánh nạn ?"

Trường hợp xảy ra thiên tai như động đất, nếu nhà trở nên nguy hiểm thì bạn sẽ phải ra ngoài lánh nạn. Vậy thì nên đến đâu để lánh nạn? Về mặt hành chính, bạn sẽ lánh nạn theo tuần tự dưới đây tùy vào tình hình thiên tai.

(1)Địa điểm lánh nạn tạm thời (địa điểm tập trung tạm thời)

Trước hết bạn hãy lánh nạn tạm thời đến những chỗ rộng như công viên hoặc sân trường học ở gần nhà, rồi xem xét tình hình. Cũng có trường hợp địa điểm lánh nạn tạm thời được khu dân phố quyết định.

(2)Địa điểm lánh nạn diện rộng

Trường hợp địa điểm lánh nạn tạm thời cũng nguy hiểm, hay là gặp nguy hiểm khi đi đến địa điểm lánh nạn tạm thời thì hãy tập trung ở công viên rộng hơn hoặc quảng trường, chờ đến khi hỏa hoạn lắng xuống. Địa điểm lánh nạn diện rộng được chỉ định tùy theo từng thành phố, quận, thị trấn, làng.

(3)Khu tị nạn

Đây là nơi bạn ở tạm một thời gian ngắn trong trường hợp do nhà bị đổ, sập không thể sinh hoạt được. Tùy vào từng thành phố, quận, thị trấn, làng,thông nhưng thường trường tiểu học hay trường cấp hai của khu vực v.v sẽ được chỉ định là Khu tị nạn.

Tuần tự lánh nạn được hiển thị bằng sơ đồ rất dễ hiểu trong website "trang phòng chống thảm họa Tokyo"

Vậy địa điểm lánh nạn, Khu tị nạn của khu vực bạn đang sống thì ở đâu ?

Tokyo đã xây dựng "Bản đồ phòng chống thiên tai Tokyo", giúp mọi người biết được địa điểm lánh nạn, Khu tị nạn của từng thành phố, quận, thị trấn, làng

Trang Web của những địa phương khác
Thành phố Sapporo "Đến đâu để lánh nạn ?"
Thành phố Osaka "Bản đồ phòng chống thiên tai của các quận"
Thành phố Kobe "Khu tị nạn khi có thiên tai"
Thành phố Fukuoka "Bản đồ phòng chống thiên tai thành phố Fukuoka"

Ngoài ra, trên internet nếu bạn tìm bằng cụm từ「市区町村名 避難場所」( "tên thành phố/quận/thị trấn/làng địa điểm lánh nạn") ở trên Website của các khu tự trị thì sẽ thấy danh sách địa điểm lánh nạn nên bạn hãy xem trước địa điểm lánh nạn, khu tị nạn của khu vực mình đang sống.

PageTop

Ở trên trang chủ hoặc trong sách hướng dẫn phòng chống thiên tai của các thành phố, quận, thị trấn, làng, mặc dù hiển thị địa điểm lánh nạn hay khu tị nạn nhưng có nhiều chỗ được viết như「○○町○丁目○番地~○番地の皆さんは○○小学校」(「Mọi người ở phố○○phường○○, số nhà từ○○~○○ thì lánh nạn ở trường tiểu học ○○」), nếu không biết tên khu vực hay tên trường học, tên công viên và địa lý ở khu đó thì bạn sẽ không thể hiểu được. Ngoài ra, có hiển thị bản đồ nhưng nếu đang sống ở nước ngoài thì chỉ nhìn bản đồ bạn cũng không thể hình dung được phố xa hay gần, đường đi rộng hay hẹp, địa điểm lánh nạn đó là vùng đất như thế nào.

Do vậy, trước khi xảy ra thiên tai thật sự, chúng tôi khuyên bạn thử đi bộ đến địa điểm lánh nạn, chỗ ẩn nấp của khu vực mình đang sống. Bạn sẽ trải nghiệm được nhiều điều như biết được nếu đi bộ thì thật là xa, ở đây không có đường bộ bắc qua nên thật nguy hiểm, hay khi có thiên tai cầu đi bộ dường như rất nguy hiểm nên không nên đi qua cầu v.v... Để không bị lúng túng khi lánh nạn trong thực tế, bạn hãy kiểm tra sơ bộ trước.

Hơn nữa, bạn hãy nắm chắc tên khu vực của vùng xung quanh, tên trường học, tên công viên và mối liên hệ vị trí. Khi xảy ra thiên tai, có phát thanh từ Sở cảnh sát hoặc sở cứu hỏa là「○○町の皆さんは○○公園に避難してください!」("Mọi người ở thị trấn ○○ hãy lánh nạn đến công viên ○○") nhưng nếu không biết công viên ở chỗ nào thì cũng chẳng thể làm gì.

PageTop

Như đã nêu ở trên, nếu nhà cửa không bị làm sao, cháy ở xung quanh không nguy hiểm thì không cần lánh nạn. Trường hợp cần lánh nạn là những trường hợp như dưới đây.

  • 1-1. Trường hợp xảy ra hỏa hoạn ở mức độ không thể tự dập lửa được.
  • 1-2. Trường hợp có nguy cơ đổ nhà.
  • 1-3. Trường hợp có chỉ thị lánh nạn của cảnh sát hoặc Cục phòng cháy chữa cháy.

Ngoài ra, khi lánh nạn hãy chú ý các việc sau.

  • 2-1. Trước khi ra khỏi nhà, ngắt cầu dao điện, vặn chặt van khóa ga.
  • 2-2. Đi giầy thật chắc chắn.
  • 2-3. Hạn chế tối thiểu hành lý mang theo.
  • 2-4. Không sử dụng xe đạp, xe máy, xe ô tô. Phải đi bộ để lánh nạn.
  • 2-5. Không hành động một mình mà nếu có thể thì hành động cùng với gia đình, bạn bè, và những người xung quanh.

PageTop

<< Back  |  Index Page  |  Next >>

Hướng dẫn tìm học bổng

Tìm kiếm nơi du học

Chọn loại trường

Đại học
Cao học
Trường chuyên môn
Đại học ngắn hạn
Tất cả các trường
自分の適性を調べて、今後の進路を考えてみよう。軽いゲーム感覚で40の質問に答えてね。