Sự cố, tai nạn - 10. "Nhật Bản có phải là một đất nước an toàn ?" | Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài | Website về thông tin du học JPSS

Sự cố, tai nạn - 10. "Nhật Bản có phải là một đất nước an toàn ?" |...

FacebookInstagram
Với chức năng "Chiêu mộ", bạn sẽ có cơ hội lấy học bổng khi đậu đại học.

> > > > "Nhật Bản có phải là một đất nước an toàn ?"

Quản lý rủi ro dành cho người nước ngoài

Đăng ký miễn phí

Đăng ký miễn phí để lựa chọn con đường du học tốt nhất đối với bạn.

【Lý do mà JPSS được lựa chọn】
  1. Xuất học bổng dành riêng cho những bạn đăng ký thành viên JPSS.
  2. Chiêu mộ trực tiếp từ trường đại học
  3. Thông tin du học Nhật Bản chính xác và tin cậy.

Vào đây xem thông tin cụ thể

Nếu bạn đã là thành viên thì hãy đăng nhập từ đây

"Nhật Bản có phải là một đất nước an toàn ?"

Đồ tư trang thì phải luôn giữ bên mình, cho dù là ở nơi hết sức quen thuộc như trong lớp học hay ở nơi làm việc. Hãy tránh việc rời chỗ mà để lại túi xách trong đó có thẻ tư cách lưu trú, vé tháng hay ví tiền v.v…

Tội phạm thì không phải chỉ toàn là những vụ lớn như đã đưa lên báo hoặc tivi. Cái mà chúng ta dễ vướng vào nhất chính là những rắc rối nhỏ ở ngay xung quanh mình. Vậy thì xung quanh chúng ta có những hình thức phạm tội gì, và chúng ta cần phải chú ý những gì ?

1. Giật túi

Nếu bạn để túi vào giỏ để đồ của xe đạp thì có trường hợp từ phía sau xe máy sẽ tiến sát, giật lấy túi và chạy mất. Hoặc nếu bạn vừa đi bộ vừa mải mê vào điện thoại di động thì túi sách đang đeo một bên tay sẽ có khả năng bị giật mất. Để không gặp phải những tình huống giật túi như thế này, bạn hãy chú ý những điểm dưới đây.

  • - Không cầm túi ở phía đường xe ô tô chạy.
  • - Đeo chéo túi xách từ vai xuống (=đeo từ vai hướng xuống dưới của bên nách đối diện ).
  • - Lắp lưới vào giỏ để đồ của xe đạp.
  • - Không sử dụng điện thoại di động khi đang đi bộ.
2. Trộm cắp

Những rắc rối như ví tiền hay cặp sách bị lấy cắp khi đi ra ngoài, xe đạp bị lấy cắp là những việc xảy ra quanh chúng ta. Những thứ đã bị mất thì sẽ không thể lấy lại được. Để không trở thành nạn nhân thì khi đi ra ngoài bạn hãy để ý đến đồ mang theo, không để chúng cách xa mình.

  • - Khi đi ra ngoài thì không đeo những thứ quý giá lên người. Tiền mang theo cũng phải hạn chế tối thiểu.
  • - Kể cả những nơi đã quá quen thuộc như lớp học,trường hay chỗ làm v.v... bạn cũng không được để những đồ quý giá cách xa mình. Bạn hãy tránh những việc như rời khỏi chỗ ngồi mà vẫn để nguyên túi xách có để cả chứng nhận đăng ký người nước ngoài, vé tháng, ví tiền v.v... ở đó.
  • - Đối với xe đạp, bạn phải đăng ký phòng trộm với cảnh sát.
  • - Xe đạp thì nên dùng thêm khóa dây, dùng kèm với cả khóa có sẵn của xe đạp.
  • - Ngược lại, xe đạp, đồ điện, đồ nội thất v.v... để ở chỗ vứt rác hay trên đường thì bạn cũng không được tùy tiện mang về nhà. Nếu không bạn sẽ vi phạm tội chiếm đoạt tài sản.
3. Trộm lẻn vào nhà

Việc khóa cửa ra vào hay cửa sổ khi đi ra ngoài là việc đương nhiên, nhưng có trường hợp chỉ có khóa được lắp sẵn cũng không đủ. Bạn hãy lắp khóa bổ sung cho cửa sổ, trường hơp khóa cửa ra vào không chắc chắn thì bạn hãy nói người quản lý để họ đổi khóa. Ngoài ra bạn hãy chú ý cả những điểm dưới đây.

  • - Ví dụ như khi bạn đi ra ngoài vứt rác, dù cho bạn chỉ ra khỏi nhà trong thời gian ngắn thì vẫn phải khóa cửa lại.
  • - Trường hợp có hòm thư được gắn ở cửa ra vào, để có thể bỏ báo hay thư vào, thì hãy treo một tấm che thật chắc ở bên trong để bên ngoài không nhìn được vào trong , không đưa tay vào trong được.
  • - Không để dồn thư lại trong hòm thư. Kẻ trộm sẽ nghĩ là bạn vắng nhà và nhà bạn sẽ dễ bị lẻn vào trong.
  • - Ở trong phòng, bạn không được để đồ quý giá ở những chỗ dễ nhìn thấy, tiền mặt nên được gửi tại ngân hàng.
4. Lừa đảo chuyển tiền ngân hàng

Trong điện thoại chúng sẽ xưng tên là cảnh sát, luật sư, nhân viên công sở, nhân viên ngân hàng và chỉ thị bạn chuyển tiền. Việc các cơ quan chức trách gọi điện thoại yêu cầu thanh toán trực tiếp là hoàn toàn không có ở Nhật. Nếu có điện thoại về tiền bạc từ người không quen biết thì trước hết bạn hãy nghi ngờ "liệu có phải là lừa đảo không?" và đối ứng một cách bình tĩnh.

  • - Dù là điện thoại từ cảnh sát hay công sở nhưng với người mình không biết bạn cũng tuyệt đối không nói tên mình và gia đình, địa chỉ, số thẻ tín dụng v.v…
  • - Trường hợp bạn không biết tiếng Nhật hay nghe không hiểu thì bạn tuyệt đối không trả lời bừa bãi. Bạn hãy nói rõ ràng rằng "Tôi không hiểu anh nói gì".
  • - Trường hợp bạn không thể phán đoán được thì hãy nói là "tôi sẽ xác nhận" và ngắt điện thoại đi.

PageTop

Hiện tại, thể loại thông tin, phương tiện truyền tải thông tin gần gũi với chúng ta nhất là internet. Tuy nhiên, trên internet, chúng ta hoàn toàn không biết gì về thông tin của nơi đã truyền thông tin đến. Chỉ cần 1 nút bấm là chúng ta đã có thể gặp phải rắc rối. Bạn cần cẩn thận chú ý đến những giao dịch liên quan đến tiền như các hợp đồng online, đấu giá trên mạng, những trò chơi online v.v...

1. Mặc dù thực tế bạn không sử dụng nhưng vẫn bị yêu cầu trả tiền phí (biên lai khống).

Trường hợp bạn không nhớ đã sử dụng dịch vụ có phí hay trang web có phí thì hãy lờ nó đi. Bạn tuyệt đối không được hỏi đối phương. Nếu bạn hỏi đối phương thì họ sẽ biết thông tin cá nhân của bạn. Trong trường hợp đối phương ráo riết liên lạc thì hãy liên hệ với cảnh sát hay Trung tâm người tiêu dùng.

2. Bằng cách liên lạc như gửi mail, chúng sẽ hướng dẫn bạn vào trang web giả của cơ quan chức trách, ngân hàng hay doanh nghiệp, chỉ thị bạn phải nhập ID, password hay số thẻ tín dụng v.v... (loại lừa đảo fishing)

Khi nhập thông tin cá nhân, bạn cần kiểm tra kỹ tiêu đề hay URL của trang web đó. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ thì cần tắt trình duyệt một lần rồi vào lại trang chủ của cơ quan đó từ đầu hoặc hãy xác nhận trực tiếp với cơ quan đó qua điện thoại.

3. Bạn đấu giá trên mạng thành công và đã chuyển tiền nhưng sản phẩm lại không được chuyển đến.

Trước khi bắt đầu đấu giá, bạn cần xác nhận trước chế độ bồi thường trong trường hợp bị lừa đảo trên trang web của công ty quản lý, hay những điều khoản cần chú ý để tránh bị lừa đảo. Ngoài ra, bạn cần tránh giao dịch với lượng tiền lớn. Nếu như bạn bị lừa thì đừng bỏ cuộc mà ít nhất hãy làm những việc dưới đây.

  • - Bạn hãy lưu trước lại tất cả những dữ liệu liên quan đến giao dịch như địa chỉ email, tên, địa chỉ, tài khoản ngân hàng của đối phương, thư đã trao đổi, trang web đã đăng sản phẩm v.v...
  • - Bạn hãy sử dụng thư chứng thực nội dung, yêu cầu đối phương trả lại tiền. Thư chứng thực nội dung chính là bằng chứng rằng yêu cầu của bạn chắc chắn đã được chuyển đến đối phương.
  • - Thông báo việc mình đã bị lừa cho công ty quản lý đấu giá biết và yêu cầu được bồi thường.
  • - Liên hệ với cảnh sát.
  • - Hãy thông báo cho ngân hàng mà bạn đã chuyển tiền biết việc mình đã bị lừa. Ngân hàng cũng có chế độ hoàn trả lại tiền đã chuyển. Nhưng do việc hoàn lại này cần có sự đồng ý của đối phương nơi mình đã chuyển đến nên những trường hợp lừa đảo như thế này rất khó giải quyết. Tuy vậy vẫn còn hơn là bạn không làm gì cả.

Trong mọi trường hợp, nếu bạn gặp thiệt hại, bạn hãy cùng một người Nhật như thầy giáo hay nhân viên ở trường, sếp của công ty, liên hệ ngay với cảnh sát, luật sư (tư vấn miễn phí), trung tâm người tiêu dùng v.v... Bạn đừng tự giải quyết một mình mà hãy trao đổi với những người có chuyên môn để tìm hướng giải quyết.

PageTop

<< Back  |  Index Page  |  Next >>

Hướng dẫn tìm học bổng

Tìm kiếm nơi du học

Chọn loại trường

Đại học
Cao học
Trường chuyên môn
Đại học ngắn hạn
Tất cả các trường
自分の適性を調べて、今後の進路を考えてみよう。軽いゲーム感覚で40の質問に答えてね。