Liên hệ với công ty | Hướng dẫn xin việc cho du học sinh nước ngoài | Website về thông tin du học JPSS

Liên hệ với công ty | Hướng dẫn xin việc cho du học sinh nước ngoài | Website...

FacebookInstagram
Với chức năng "Chiêu mộ", bạn sẽ có cơ hội lấy học bổng khi đậu đại học.

> > > > Liên hệ với công ty

Hướng dẫn xin việc cho du học sinh nước ngoài

Đăng ký miễn phí

Đăng ký miễn phí để lựa chọn con đường du học tốt nhất đối với bạn.

【Lý do mà JPSS được lựa chọn】
  1. Xuất học bổng dành riêng cho những bạn đăng ký thành viên JPSS.
  2. Chiêu mộ trực tiếp từ trường đại học
  3. Thông tin du học Nhật Bản chính xác và tin cậy.

Vào đây xem thông tin cụ thể

Nếu bạn đã là thành viên thì hãy đăng nhập từ đây

Liên hệ với công ty

Thu thập nhiều thông tin và hãy liên hệ với công ty bạn thích. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước vì có thể sẽ có những công ty chỉ cung cấp hồ sơ tuyển dụng và giới thiệu công ty qua email hoặc qua website.

Nếu công ty không có chỉ định đặc biệt nào thì bạn có thể liên hệ qua điện thoại. Qua điện thoại thì sẽ không mất nhiều thời gian và bạn có thể nhanh chóng biết được phản ứng của công ty, tuy nhiên sẽ có trường hợp không gặp được người phụ trách vì mùa tuyển dụng họ rất bận. Bạn nên đứng ở lập trường của đối phương khi gọi điện,và giữ đúng nguyên tắc ứng xử tối thiểu nhất.

Cách viết Sơ yếu lý lịch và Đơn ứng tuyển

Sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch là tư liệu đầu tiên để bạn giới thiệu bản thân. Và đối với công ty thì đó là bước xét tuyển đầu tiên của quá trình tuyển dụng.

Cách viết Sơ yếu lý lịch

  • Ở Nhật Bản, chữ viết tay được ưa chuộng hơn vì nhìn vào nét chữ có thể đoán được phần nào của người viết. Bạn có thể mua mẫu giấy ở phòng thu mua của trường Đại học hoặc ở các hiệu sách.
  •  Viết chữ liền nét theo kiểu chữ in. Tuyệt đối không viết sai lỗi chính tả. Viết xong bạn nên nhờ giáo viên hoặc giáo vụ trong trường xem và sửa giúp.
  •  Bạn nên chụp sẵn nhiều ảnh chứng minh. Bạn nên chụp ở tiệp ảnh và nhớ mặc áo vest khi chụp.
  • Viết lý lịch học tập bắt đầu tại thời điểm kết thúc cấp học đào tạo bắt buộc. Đối với hệ đại học thì bạn cần ghi chi tiết cả tên khoa, tên ngành học. Nếu bạn đã từng học trường tiếng Nhật hoặc trường chuyên môn thì bạn ghi cả phần này vào lý lịch.
  •  Nếu bạn đã từng đi làm thì ghi cả tên công ty, tên phòng ban bộ phận, và năm nghỉ việc. Bạn ghi chi tiết được nội dung công việc thì càng tốt.
  • Nếu bạn có bằng cấp chứng chỉ gì thì hãy ghi thêm vào, bằng cấp không liên quan đến công việc cũng được. Tuy nhiên bạn chỉ nên ghi những bằng cấp chứng chỉ có giá trị thông hành quốc tế hoặc đã lấy hoặc có thể thông dụng tại Nhật.
  • Tại mục động cơ và nguyện vọng dự tuyển, bạn nên tích cực thể hiện quan điểm của mình và kết hợp giới thiệu bản thân.

 Viết xong bạn hãy cho vào phong bì trơn. Và bạn hãy để nguyên như vậy khi nộp. Ngoài phong bì bạn viết chữ màu đỏ 「履歴書在中」(Bên trong đựng Sơ yếu lý lịch). Bạn nên chuẩn bị trước vì trong quá trình xin việc, lúc phỏng vấn rất có thể công ty yêu cầu bạn nộp Sơ yếu lý lịch.

Đơn ứng tuyển

Đơn ứng tuyển là một loại Đơn xin việc được thiết kế theo mẫu của từng công ty có nội dung giống Sơ yếu lý lịch/ Bản tự giới thiệu, kết hợp với một số câu hỏi mang tính chất của một bài thi viết. Gần đây đơn ứng tuyển thường được sử dụng thay cho Sơ yếu lý lịch và cũng là bước xét tuyển đầu tiên trong quy trình tuyển dụng.

 (1) Đặc điểm của Đơn ứng tuyển

 Nếu bạn thất bại ở vòng này thì bạn không được vào vòng phỏng vấn!
 Hiện nay, Đơn ứng tuyển được nhiều công ty sử dụng như là một vòng thi đầu tiên, nếu bạn thất bại ở vòng này thì ngay cả buổi giới thiệu công ty bạn cũng không được tham gia. Vì thế bạn cần lưu ý là đơn này khác hẳn với bản Sơ yếu lý lịch thông thường.

 Bạn có thể dành nhiều thời gian để viết đơn này tại nhà
 Khác với bài thi viết, thường thì bạn có thể viết đơn này tại nhà và đem đi nộp. Vì thế nếu bạn dành nhiều thời gian để tự đánh giá lại bản thân, tìm hiểu kỹ càng về công ty thì chắc chắn bạn sẽ viết được một lá đơn ưng ý. Tùy từng trường hợp mà công ty có thể yêu cầu bạn viết đơn này ngay tại công ty, khi đó bạn nên suy nghĩ trước về nội dung sẽ viết và thời gian cần thiết.

 Công ty sẽ xem gì trong Đơn ứng tuyển?
 Thường thì mỗi công ty mỗi khác vì đó là mẫu riêng của mỗi công ty. Tuy nhiên, hầu như các công ty sẽ chú tâm xem xét hai điểm chính sau:
- Khả năng của bạn tới đâu đối với công việc của công ty?
- Bản thân bạn đã chuẩn bị những gì để có thể làm việc?

 (2) Cách viết đơn ứng tuyển có hiệu quả là như thế nào?

 Trước tiên bạn cần có Đơn ứng tuyển. Vì là ứng tuyển tự do nên việc lấy đơn sẽ không khó khăn gì. Thường thì bạn có thể tải mẫu này trên website của công ty. Trong trường hợp không biết tìm ở đâu, bạn hãy gọi điện liên hệ với Phòng nhân sự của công ty.

 Những điểm cần lưu ý khi nộp Đơn ứng tuyển

  •  Chú ý nộp đúng hạn
  •  Về mục lý lịch thì bạn viết giống như Sơ yếu lý lịch. Bạn hãy viết theo mẫu đơn một cách cẩn thận.
  •  Về phần câu hỏi, bạn hãy ghi câu trả lời chính xác cho mỗi câu hỏi. Ví dụ, bạn được hỏi về "công ty" nhưng bạn lại trả lời về "ngành" là sẽ bị lạc đề. Việc PR bản thân là rất quan trọng. Ví dụ, bạn có thể kể một vài câu chuyện cụ thể trong quá khứ mà có thể có ích cho công việc tại công ty mà bạn muốn vào để làm tăng tính thuyết phục cho đoạn văn của bạn.
  •  Việc bạn tự phân tích đánh giá bản thân và nghiệp vụ công việc để viết Đơn ứng tuyển sẽ rất có ích cho cả vòng phỏng vấn. Khi viết Đơn ứng tuyển, bạn có cơ hội để suy nghĩ thấu đáo về quan niệm công việc của bạn và về những kinh nghiệm trong quá khứ. Người phụ trách phỏng vấn cũng tham khảo Đơn ứng tuyển khi phỏng vấn, vì thế việc viết Đơn ứng tuyển cũng là một bước chuẩn bị cho phỏng vấn.

 Phương pháp liên lạc với công ty

 Cách gọi điện

« Ví dụ về liên hệ qua điện thoại»

 Người nghe máy "Xin chào, đây là công ty…"

 Anh Q "Thưa anh, tôi tên là…đang học cao học trường đại học…, dự định tốt nghiệp vào mùa xuân năm tới. Làm ơn cho tôi gặp người phụ trách nhân sự"

 Người nghe máy "Bạn vui lòng đợi ít phút"

 Phụ trách nhân sự "Tôi xin nghe, tôi tên là …làm tại phòng nhân sự"

 Anh Q "Em rất xin lỗi vì làm phiền anh. Em tên là …, đang học cao học tại trường đại học…, dự kiến sẽ tốt nghiệp vào mùa xuân tới. Em rất quan tâm đến lãnh vực kinh doanh của công ty nên gọi điện hỏi xem có thể xin tài liệu giới thiệu công ty không? Không biết là quý công ty có kế hoạch tuyển dụng vào mùa xuân tới không ạ?"

 Phụ trách nhân sự "Có đấy, thế bạn biết công ty chúng tôi từ đâu vậy?"

 Anh Q "Dạ, em biết tới công ty qua một tạp chí thông tin việc làm tên là…Và em rất quan tâm đến công ty"

 Phụ trách nhân sự "Bạn học chuyên ngành gì?"

 Anh Q "Dạ, em đang học chuyên ngành….thuộc khoa…và đang nghiên cứu về…"

 Phụ trách nhân sự "Xin lỗi bạn đến từ nước nào?"

 Anh Q "Em sinh ra ở thành phố…nước…Em du học Nhật Bản được 5 năm rồi. Em có thể nói tiếng…, tiếng Anh và tiếng Nhật"

 Phụ trách nhân sự "Tôi hiểu rồi.Vậy tôi sẽ gửi cho bạn tài liệu giới thiệu công ty và Đơn ứng tuyển. Bạn vui lòng cho biết địa chỉ của bạn."

 Anh Q "Địa chỉ của em là…, số điện thoại là…Nếu không liên lạc được thì anh vui lòng gọi vào số của phòng nghiên cứu, số …"

 Phụ trách nhân sự "Tôi hiểu rồi.Bạn hãy gửi Đơn ứng tuyển tới công ty trước ngày…tháng…Chúng tôi sẽ xem xét và liên lạc với bạn sau."

 Anh Q "Dạ, hạn nộp là ngày…phải không ạ. Rất mong anh giúp đỡ. Em chào anh."

 Phụ trách nhân sự "Xin chào bạn."

Tham gia buổi giới thiệu công ty

Tại các công ty lớn, nơi có nhiều ứng viên, người ta thường tổ chức các buổi giới thiệu công ty cho các ứng viên như là một bước đầu trong quá trình tuyển dụng. Bạn có thể gọi điện trực tiếp đến công ty hoặc xem trên website để biết thời điểm tổ chức. Một số công ty có thể sẽ tổ chức phỏng vấn ngay sau khi kết thúc buổi giới thiệu, vì vậy bạn cần chuẩn bị trước cho tình huống này.

Thăm công ty

Thăm công ty là một dịp rất tốt giúp bạn tăng cơ hội được lọt vào vòng tuyển cuối cùng. Vì vậy bạn hãy chuẩn bị trước thật kỹ.

Bạn đã chuẩn bị đủ hồ sơ xin việc chưa?
Có nhiều giấy tờ cần xin tại trường học, ví dụ như là Giấy chứng nhận thành tích học tập. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các loại giấy tờ này trước khi đi thăm công ty vài ngày.

Bạn không được phép đến muộn
Bạn nên kiểm tra kỹ càng thời gian và địa điểm trước, và nên xuất phát sớm để khỏi bị cập rập.

Bạn cần phải có những kiến thức hiểu biết về công ty
Tại buổi phỏng vấn hoặc tại buổi giới thiệu công ty, nếu bạn hỏi những câu hỏi mà có thể dễ dàng biết được câu trả lời khi đọc tài liệu giới thiệu công ty thì người ta sẽ đặt nghi vấn là liệu bạn có thực sự muốn vào công ty hay không. Vì vậy trước khi tham gia phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu kỹ trước về công ty bạn ứng tuyển.

Thăm hỏi OB / OG (người đi trước)

Thăm hỏi OB / OG (old boy/ old girl) là việc cá nhân bạn liên lạc thăm hỏi những đàn anh đàn chị đã tốt nghiệp cùng trường học với bạn, hoặc những anh chị cùng quốc tịch với bạn. Đây là một phương pháp giúp bạn thu thập được những thông tin không có ghi trong tài liệu giới thiệu công ty. Thông thường thì mọi người thăm hỏi OB / OG qua thư từ hoặc điện thoại với tư cách là một người đàn em.

Bạn có thể xin địa chỉ liên hệ với OB / OG thông qua phòng hướng nghiệp của trường đại học. Trong trường hợp trong trường không có phòng hướng nghiệp, hoặc không có OB / OG nào trong công ty ứng tuyển thì bạn có thể liên hệ với phòng nhân sự của công ty, bạn sẽ được giới thiệu.

Khi gọi điện thoại đến nơi làm việc của OB/OG, cũng như khi đến thăm OB/OG, bạn cần tránh thời gian bận rộn, và sau khi đến thăm bạn đừng quên gửi một lá thư cảm ơn.

Kỳ thi viết

Kỳ thi viết thường được tổ chức trước hoặc sau khi phỏng vấn vòng đầu. Kỳ thi bao gồm các câu hỏi về trình độ học vấn, kiến thức về thời sự, kiến thức về lĩnh vực hoạt động của công ty…Để vượt qua kỳ thi viết này bạn không những phải nắm vững kiến thức phổ thông học trong trường, mà còn phải hiểu biết về tình hình xã hội thông qua việc đọc báo chí và xem tin tức.

Sau kỳ thi viết, một số công ty còn tổ chức bài kiểm tra tính cách và thi viết luận. Kiểm tra tính cách thường được tổ chức dưới dạng bài thi trắc nghiệm trả lời "có" hoặc "không". Xu hướng bài thi viết thì tùy vào từng công ty sẽ khác nhau, vì vậy bạn cần tìm hiểu trước qua internet.

Phỏng vấn

Bạn cần phải tự phân tích và có câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi sau: Tại sao bạn lại muốn đi làm cho công ty Nhật? Tại sao bạn lại muốn vào công ty này? Bạn muốn làm công việc gì trong công ty? Dự định tương lai của bạn? v.v... Có nhiều hình thức phỏng vấn: hình thức 1 đối 1, hình thức thảo luận giữa các ứng viên...

Có 2 điều chắc chắn là: thứ nhất, bạn càng đi phỏng vấn nhiều thì khả năng trúng tuyển của bạn càng cao; thứ hai, bạn càng đi phỏng vấn nhiều thì số lần tiếp xúc với lãnh đạo công ty cũng sẽ tăng theo, và dĩ nhiên là chất lượng nội dung cuộc phỏng vấn cũng tăng theo.

Hãy tự phân tích bản thân (để bạn có thể giới thiệu bản thân một cách tốt nhất)

  • (1) Hãy viết ra thật nhiều những câu ngắn như là "Tôi là người ... ".
  • (2) Trong những câu đã viết ở phần (1), hãy sắp xếp theo thứ tự mà bạn cho là "miêu tả rõ bản thân mình".
  • (3) Trong những câu đã viết ở phần (1), hãy sắp xếp theo thứ tự mà bạn cho là "đây là tính cách mà công ty cần".
  • (4) Bạn hãy dựa vào những câu xếp thứ tự đầu tiên trong phần (2), (3) để làm tư liệu viết bài "Giới thiệu bản thân".
  • (5) Hãy viết ra những kinh nghiệm trong quá khứ làm cơ sở cho nội dung phần (2), (3)
  • (6) Bạn hãy tưởng tượng mình là người phụ trách tuyển dụng của công ty. Khi bạn đọc đoạn văn tự giới thiệu của ứng viên viết rằng "Tôi là một người rất có tinh thần trách nhiệm", bạn sẽ thắc mắc "Ứng viên này dựa trên cơ sở nào để nói như vậy ?". Vì thế để nhà tuyển dụng cho rằng "Bạn là người có tinh thần trách nhiệm cao" thì cách tốt nhất là hãy kể về những kinh nghiệm cụ thể của mình.
  • (7) Hãy viết thử về vấn đề "Trong tương lai bạn muốn sống một cuộc sống như thế nào?".
  • (8) Hãy suy nghĩ xem việc bạn vào làm cho công ty sẽ có liên quan gì đến điều (7) viết ở trên hay không. Hãy dùng nó làm tư liệu để viết lý do xin việc.
  • (9) Bạn hãy đọc lại những gì đã viết, suy ngẫm xem như thế đã hợp lý chưa.

Thái độ của bạn khi phỏng vấn sẽ thể hiện rõ tính cách con người bạn, rõ hơn bất cứ lời PR bản thân nào. Bạn sẽ gặp bất lợi nếu ấn tượng khi phỏng vấn khác quá xa với lời PR của bạn. Bạn đừng cố gắng thể hiện để được nghĩ tốt mà hãy tận dụng những ưu điểm sẵn có của bạn.

<< Back  |  Index Page  |  Next >>

Hướng dẫn tìm học bổng

Tìm kiếm nơi du học

Chọn loại trường

Đại học
Cao học
Trường chuyên môn
Đại học ngắn hạn
Tất cả các trường
自分の適性を調べて、今後の進路を考えてみよう。軽いゲーム感覚で40の質問に答えてね。